Bao lâu thì nên vệ sinh máy lạnh một lần?
Bảo vệ sức khỏe cho gia đình bạn
Sau một quá trình sử dụng, máy lạnh sẽ tích tụ nhiều bụi bẩn, vi khuẩn và nấm mốc từ môi trường xung quanh vào trong. Khi đó, bạn cần vệ sinh máy lạnh định kỳ để loại bỏ các tác nhân gây hại này ra ngoài, vừa gia tăng hiệu suất vận hành cho sản phẩm, vừa giúp ngăn ngừa các bệnh về đường hô hấp hoặc dị ứng không khí, từ đó bảo vệ sức khỏe toàn diện cho gia đình.
Giảm khả năng làm lạnh bị suy yếu
Khi máy lạnh vận hành, nó sẽ hút không khí từ bên ngoài vào và tiến hành làm lạnh luồng khí đó thông qua hệ thống làm lạnh. Điều đó đồng nghĩa với việc bụi bẩn cũng theo không khí đi vào trong, khiến cho khả năng làm lạnh bị suy yếu đi và tiêu hao nhiều điện năng.
Khi bạn vệ sinh máy lạnh, hệ thống làm lạnh cũng trở nên sạch sẽ nên khả năng hút không khí và làm lạnh cũng diễn ra ổn định hơn, đem đến luồng khí mát đạt tới nhiệt độ cài đặt một cách nhanh chóng.
Bộ lọc không khí bị bám bụi bẩn
Bộ lọc không khí (gồm các màng lọc) là một trong những bộ phận quan trọng của máy lạnh, có chức năng thanh lọc không khí, giữ và loại bỏ vi khuẩn cũng như các phần tử gây dị ứng như phấn hoa, bụi phấn, lông chó mèo,...
Sau khoảng thời gian dài sử dụng, các màng lọc có xu hướng bám nhiều bụi bẩn, khiến cho khả năng lọc không khí của máy lạnh bị suy yếu dần. Điều này ảnh hưởng xấu đến chất lượng bầu không khí và nhiệt độ trong căn phòng.
Khả năng làm lạnh duy trì thiếu ổn định
Theo như lời chia sẻ từ các chuyên gia điện lạnh cho hay trung bình sau mỗi tuần hoạt động, máy lạnh sẽ bị giảm 1% khả năng làm lạnh do bụi bẩn bám vào.
Vì thế, khả năng làm lạnh có xu hướng ngày càng giảm do lớp bụi bẩn bám vào càng nhiều mỗi ngày. Điều này cũng dẫn đến tiêu hao điện năng nhiều hơn so với mức thông thường.
Máy lạnh giảm tuổi thọ
Việc tích tụ nhiều bụi bẩn sẽ khiến cho máy lạnh phải hoạt động với công suất lớn hơn để có thể làm lạnh đến nhiệt độ mong muốn của người dùng. Nếu duy trì tình trạng này lâu dài, máy lạnh sẽ bị giảm tuổi thọ cũng như gây hư hỏng bo mạch cùng một số bộ phận khác trong hệ thống dàn lạnh và dàn nóng.
Tạo môi trường cho mầm bệnh sinh sôi
Trong không khí có chứa nhiều bụi bẩn, vi khuẩn và tạp chất. Trong khi đó, máy lạnh hoạt động dựa vào việc hút không khí từ môi trường xung quanh và đưa vào hệ thống làm lạnh để tạo ra luồng khí mát cho người dùng tận hưởng.
Do vậy, sau một khoảng thời gian sử dụng bạn cần vệ sinh máy lạnh để đảm bảo máy vận hành ổn định nhất, ngăn ngừa bụi bẩn, vi khuẩn và mầm bệnh gây hại sinh sôi, từ đó bảo vệ sức khỏe cho gia đình.
Vì Sao Máy Lạnh Không Lạnh ? 10 Cách Tự Khắc Phục Tại Nhà
Máy lạnh (hay còn gọi điều hòa) hiện nay đang rất phổ biến trong mỗi gia đình việt nam. Khi sử dụng trong một thời gian dài không tránh những hư hỏng: máy lạnh không lạnh,… Máy lạnh không lạnh là bị gì, tại sao máy lạnh không lạnh? Hôm nay Điện Lạnh HK chia sẻ cho các bạn về những nguyên nhân và cách xử lý máy lạnh không lạnh tại nhà mà không cần thợ nhé.
Đầu tiên chúng ta tìm hiểu vì sao máy lạnh không lạnh. Nó là tình trạng liên quan tới bộ phận nào trên máy lạnh không hoạt động dẫn tới không lạnh.
1. Cùng tìm hiểu cơ cấu máy lạnh để biết tại sao điều hòa không mát, không lạnh ?
Dàn lạnh : là thiết bị nằm trong phòng gồm những linh kiện như dàn trao đổi nhiệt (dàn lạnh), quạt dàn lạnh, lưới lọc bụi bẩn, board điều khiển và nhận tín hiệu, mô tơ đảo chuyển hướng gió, dàn nhựa sườn và bảo vệ máy
Dàn nóng : là thiết bị nào ngoài trời được treo bằng giá đở hoặc bỏ trên máy nhà sân thượng ,… trong dàn nóng gồm những linh kiện dàn nóng trao đổi nhiệt, quạt dàn nóng, block (lốc) máy nén, tụ đề block ,tụ đề quạt, thermic bảo vệ block và khung vỏ bảo vệ bên ngoài.
Ngoài ra dàn lạnh và dàn nóng được kết nối với nhau bằng ống đồng, thông thường sẻ có 2 ống: 1 ống đi (ống nhỏ) và 1 ống về (ống lớn) , ống đồng được bảo vệ với nhau bằng gen cách nhiệt. ngoài ống đồng còn dây điện kết nối dẫn điện từ dàn nóng vào dàn lạnh (thông thường từ 2-6 sợi tùy theo hãng).
2. Nguyên nhân dẫn tới việc máy lạnh không lạnh và cách sử dụng máy lạnh?
Sau đây chúng tôi sẽ đưa ra các nguyên nhân máy lạnh không lạnh, các bạn hãy cùng tìm hiểu, chắc chắn sẽ có nguyên nhân của các bạn trong số đó. Hãy cùng Điện lạnh HK tìm hiểu nhé ! Và nếu có bất cứ nhu cầu gì về sửa máy lạnh hãy gọi ngay cho chúng tôi tại Hotline trên màn hình.
2.1. Máy lạnh bạn quá bẩn (dơ) bụi bám nhiều :
Nguyên nhân này rất phổ biến nhất hiện nay khi khách hàng không quan tâm đến việc vệ sinh bảo trì máy lạnh định kỳ. việc này sẻ ảnh hưởng đến sức khỏe và hao tốn điện năng cho gia đình bạn, trong dàn lạnh sẻ có lưới lọc (màng lọc) cản trở những bụi bẩn, vi khuẩn làm ảnh hưởng đến sức khỏe gia đình bạn. thời gian dài mà lọc bị dơ bẩn làm cản trở lượng gió thổi ra dẫn đến máy yếu lạnh hoặc không lạnh.
Lưới lọc bị dơ cũng ảnh hưởng đến điện năng tiêu thụ vì không đạt được công suất làm lạnh nên máy chạy liên tục không ngắt hoặc giảm tải khi đủ độ lạnh
Khắc phục : vệ sinh lưới lọc định kỳ hàng tuần hoặc tháng tùy theo bạn sử dụng nhiều hay ít, lưu ý không được lấy lưới lọc bỏ vứt đi, chỉ được xịt không dùng bàn chải chà dể bị rách lổ trên lưới lọc bị to nên không giử được bụi
Ngoài dàn nóng cũng 1 phần lớn ảnh hưởng đến độ lạnh: dàn nóng bám nhiều bụi bẩn. chúng ta cần phải vệ sinh thường xuyên.
Lưới lọc là 1 tấm chắn của lá phổi bảo vệ sức cho chúng ta nên cần phải vệ sinh bảo dưỡng thường xuyên, giảm những hư hỏng đáng có, giảm điện năng tiêu thụ
2.2. Cách chỉnh máy lạnh cho lạnh bằng remote:
Máy lạnh khi hoạt được đầu tiên phải nói đến điều khiển (remote) máy lạnh. nếu bạn chỉnh sai dẫn đến máy lạnh bạn không lạnh,…sau đây mình liệt kê thông thường trên remote gồm những tính năng gì nhé
Nút tắt hoặc mở
Light out: tắt mở đèn màn hình trên dàn lạnh (chỉ Lg mới có)
Fan Speed: điều chỉnh mức độ gió (quạt dàn lạnh)
Comfort air: bật tắt chế độ gió êm dễ chịu
Mode: chỉnh chế độ làm lạnh. cái này rất quan trọng
Cool (hình bông tuyết): chế độ làm lạnh
Dry (hình giọt nước): chế độ làm khô. chế độ này hạn chế sử dụng độ lạnh sẻ giảm
Fan (Hình cánh quạt): chế độ quạt gió . không khuyến khích vì không lạnh
Auto ( chữ A): chế độ tự động. chế độ sẽ đưa máy lạnh về chế độ mặc định nhà sản xuất (nhiệt độ 24 độ và quạt mức trung bình)
ENERGY CTL: Tùy chỉnh công suất hoạt động của máy (chỉ máy LG)
Temp: chỉnh nhiệt độ lên xuống của máy lạnh
Jet Mode: Chế độ làm lạnh nhanh
Swing : đảo chiều hướng gió (lá đảo) lên xuống hoặc qua trái qua phải
Room Temp: nhiệt độ phòng
Set/ Cancel: đặt hoặc xóa cài đặt
cancel: hủy cài đặt hẹn giờ
Func: nút bật tắt chức năng (máy LG)
Timer: hẹn giờ bật , tắt máy lạnh
điều chỉnh thời gian bật hoặc tắt
Bạn quan sát cho kỹ trên mỗi remote có nút rất nhỏ (dưới chức năng 12) chìm dưới. bạn nghĩ đó không bấm được. đó là nút reset remote máy lạnh bạn. chỉ cần lấy tâm nhấn nhẹ thì remot về chế độ mặc định nhà sản xuất.